Người nước ngoài vào cửa hàng giày bị bắt mua vé 120.000 đồng
2 du khách người New Zeland tới cửa hàng ở Hội An mua giày và túi xách, song bị bắt phải mua vé trị giá 120.000 đồng/mỗi người để tham chùa chiền, nhà cổ hay di tích trong Phố cổ dù họ không có nhu cầu.
Sau chuyện nữ du khách mua túi bánh rán 700.000 đồng hay phóng viên giả khách nước ngoài đánh giày 30.000 đồng nhưng bị móc ví 300.000 đồng ở Phố cổ Hà Nội, dân mạng xôn xao vì người New Zeland vào cửa hàng giày ở Hội An bị bắt mua vé 120.000 đồng.
Chuyện do nữ chủ cửa hàng đó kể lại kèm clip chứng minh sự thật.
Một cặp khách người Newzeland tên là Megan – Blair có tới cửa hàng mình để mua giày, túi xách.
Khi khách đang đi trên đường vào cửa hàng thì mấy cô tại quầy vé đường Nhị Trưng, bắt buộc khách phải mua vé giá 120.000 đồng/người ( tổng cộng là 240.000 đồng/2 người).
Khách giải thích với họ là không đi tham quan chùa chiền, nhà cổ hay di tích,… chỉ ghé cửa hàng để mua đồ thôi, vậy tại sao lại bắt mua vé? Người bán vé mới giải thích rằng: “Ai vô phố Cổ cũng phải mua vé hết?!”.
Khi khách tới cửa hàng chúng tôi, 2 du khách người New Zeland nói rằng: “Muốn mua giày cũng phải mua vé trước phải không? Bây giờ bạn phải giảm giá cho tôi khi mua giày, chứ tôi đã trả hơn 10 USD tiền vé trước khi vô cửa hàng bạn rồi!”.
Thật quá vô lý, tôi đã giải thích cho họ rằng không phải mua vé gì cả, trừ khi bạn muốn tham quan di tích tại đây. Trong khi đó, tôi đã nộp tiền thuế, thuê nhà, nhân viên, tất tần tật.
Khách nghe vậy, muốn đòi lại tiền vé và nhờ tôi giúp đỡ. Tôi đã chở khách tới chỗ đã mua và họ nói rằng: “Ai vào Phố cổ cũng phải mua vé hết, không cần tham quan gì hết”.
Ông khách trả lời rằng: “Sao tôi đứng nãy giờ thấy nhiều người vào mà không mua vé?”. Cô áo dài vàng nói tôi rằng: “Miễn phí cho người Việt Nam”.
Tới 2-3 người tiếp theo cũng đi ngang qua phòng vé mà không mua vé gì cả, ông khách lại hỏi: “Tại sao họ không mua?”.
Cô ta nói rằng họ đã mua ở khách sạn?! Có quá giỏi không khi cô ấy có thể kiểm soát khách nào đi qua mà đã và chưa mua vé ở khách sạn. Tài thật!
Tôi và ông khách đó đứng nhìn thấy rất nhiều người đi qua mà không cần phải mua vé, quay video thì họ không cho.
Nghĩ lại thấy vô lý, mỗi công dân đều có quyền tự do sao lại không cho tôi quay? Cuối cùng, tôi cũng quay được cặp khách đi qua, và hỏi họ đã mua vé vào phố Cổ chưa? Cô khách nói: “No. Not yet (không, chưa mua)”.
Tôi quay sang hỏi quầy vé, họ nói rằng: “Đó là chuyện và công việc của chúng tôi. Không cần giải thích gì cả”.
ôi không bênh vực cho ai cả. Tôi muốn tìm công lý ở đâu? Trong khi đó, cửa hàng tôi tháng nào cũng đóng thuế này kia, mà giờ bắt khách mua vé trước khi mua hàng nữa. Khách tới cửa hàng bắt chúng tôi giảm giá thì thử hỏi chúng tôi kinh doanh bằng cách nào? Tôi muốn nghe câu trả lời từ những cơ quan chức năng tại Hội An?
Nhiều người bức xúc thay cho 2 du khách New Zealand, chủ cửa hàng và cho rằng vấn nạn chặt chém, lừa đảo là lý do du khách một đi không trở lại Việt Nam. Trong đó, anh Hải Triều cho biết: “Điều gì sẽ khiến khách du lịch muốn quay lại Việt Nam? Chắc chắn không phải là giao thông rồi. Tiếng Anh chưa phổ biến cũng là một điểm trừ. Vệ sinh thực phẩm lại càng không. Giá cả thì cứ thấy khách nước ngoài là chặt chém vô tội vạ. Để thấy chúng ta làm du lịch còn nghiệp dư và ăn xổi lắm, vì khách chỉ đến một lần chứ hiếm khi muốn quay trở lại lần hai, lần ba. Mà nếu như thế thì còn lâu du lịch mới là ngành kinh tế mũi nhọn được”.
“Từ bọn bán hàng rong chèo kéo khách. Giờ lại đến lượt bọn nhân viên quầy vé. Hết nói nổi. Chưa kể nạn cướp giật. Như vậy, người nước ngoài nào còn muốn quay lại Việt Nam nữa”, bạn Kỳ Phong viết.
Nguồn:Một thế giới
"Xin lưu ý rằng, các thông tin được cung cấp đã được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn khác nhau, và nên được coi là một nguồn tài liệu tham khảo chính xác."