7 điều thai nhi MONG MỎI nhất ở người bố, mẹ chẳng làm thay được đâu nên hãy nhớ nhắc bố nhé!

Các chị có biết không, con nằm trong bụng mẹ nhưng sự phát triển lại “phụ thuộc” rất nhiều vào người BỐ! Khoa học đã chứng minh, những thai nhi được bố dành nhiều thời gian quan tâm sẽ khỏe mạnh, hoạt bát hơn hẳn những em bé chỉ nhận được tình yêu từ mẹ.

Cụ thể, nếu được bố làm cho những việc sau, thai nhi sẽ sung sướng, thỏa thuê, tăng trưởng cân nặng và chiều cao tối đa!

1. Bỏ thuốc lá

Đây là việc làm đầu tiên, quan trọng nhất khi chồng biết vợ mang thai. Các chuyên gia khẳng định, thai nhi có bố hút thuốc lá thường xuyên (kể cả đã cai thuốc từ nhiều năm trước) có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn từ trong bụng mẹ.

Khói thuốc lá chứa từ 30-50% lượng nicotin còn mang theo cả những độc chất như carbon oxit, coliđin, amoniac… Nếu mẹ bầu hít phải sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi, gây ra nhiều bệnh nan y nguy hiểm, thậm chí là ung thư ác tính.

2. Tạm hoãn các cuộc nhậu

9 tháng 10 ngày mang thai không phải quá dài nhưng rất quan trọng đối với em bé và cả 2 bố mẹ. Nếu biết thương vợ con, người chồng nên từ chối các cuộc nhậu triền miên để về nhà sớm hơn, dành thời gian cho “bà bầu” ở nhà.

Điều này tuy nhỏ bé nhưng nó cũng thể hiện 1 phần trách nhiệm của người “được lên chức bố” – sẵn sàng hy sinh quyền lợi của mình vì gia đình.

3. Nhịn vợ

Người phụ nữ khi mang thai sẽ có rất nhiều lo lắng, thậm chí là stress khiến cô ấy vô cùng mệt mỏi. Hơn nữa, cơ thể của họ còn đau nhức khắp mọi nơi, đi lại khó khăn nên việc chồng lấy nước uống, xới cơm, mắc màn….cho vợ chẳng có gì phải kể cả.

Đó không phải là “làm nũng” mà chính là hành động để chồng san sẻ bớt vất vả với vợ, giúp vợ có nhiều thời gian nghỉ ngơi thì con trong bụng cũng thoải mái hơn rất nhiều.

Ngoài ra, biết bao nỗi lo hàng ngày vẫn đổ lên đầu vợ nên đôi khi cô ấy có thể cáu gắt một chút. Những lúc đó chồng hãy hiểu tâm lý của của vợ để không phải đôi co mà sẽ động viên lẫn nhau để cả 2 cảm thấy vui vẻ.

Việc mẹ bầu có vui hay không quyết định rất lớn đến khả năng phát triển của thai nhi. Khi mẹ bị stress, lượng hormone cortisol và dolpamine trong máu tăng cao. Chúng theo nhau thai và truyền thẳng tới thai nhi. Nhiều nghiên cứu cho thấy thai nhi sẽ dễ mắc chứng tự kỷ, chậm nói, rối loạn giới tính và mắc bệnh tim nếu mẹ thường xuyên bị xuống tinh thần khi có thai.

4. Tham gia lớp học tiền sản cùng vợ

Những ông bố thời nay hãy bỏ ngay tư tưởng “việc con cái là của đàn bà” đi nhé! Sinh con và nuôi con là trách nhiệm, quyền lợi của cả 2 vợ chồng. Chính vì thế, trong quá trình vợ mang bầu, chồng cũng phải tìm hiểu, nắm bắt các kiến thức cơ bản về thai nghén, sinh đẻ, trẻ sơ sinh.

Tại các lớp học tiền sản, các chuyên gia sẽ chia sẻ nhiều kinh nghiệm về cách chăm sóc thai phụ, sinh sản và chăm sóc em bé sơ sinh… Đây là một môi trường rất tốt để các bố học hỏi và tương tác với chuyên gia về cách chăm sóc vợ khi mang thai, sinh con.

Vì thế nếu có điều kiện hãy đăng ký tham gia các lớp học tiền sản cùng vợ, tháp tùng cô ấy đến các buổi học tiền sản. Đây là cách để bạn chia sẻ trách nhiệm làm cha, trách nhiệm mang thai cùng vợ.

5. Cùng vợ đi khám thai, mua sắm đồ cho con

Một việc đơn giản thế này nhưng không phải ông bố nào cũng làm được. Các bà bầu hãy nhẹ nhàng nhắc nhở chồng mình nhé! Bởi vì, bước vào những tháng cuối của thai kỳ, việc đi lại của mẹ rất khó khăn, có thể bị ngã hoặc đau bụng vì cơn chuyển dạ kéo đến bất cứ lúc nào.

Mẹ luôn luôn cần có bố đồng hành trong những lần đi khám thai hoặc mua sắm đồ cho em bé. Hơn nữa, chỉ khi tham gia vào những việc này thì bố mới biết được sự phát triển của con cũng như cảm giác thật sự khi được làm cha.

6. Giúp đỡ vợ việc nhà

Ba bầu không nên làm việc nhà quá nhiều, nhất là những việc cần leo trèo, mang vác hoặc có dính đến chất tẩy rửa. Việc này không chỉ gây khó khăn đối với thân hình khệ nệ của chị em mà còn để cho những hóa chất xam nhập vào cơ thể, đe dọa sức sống của thai nhi.

Cụ thể như việc cọ bồn cầu, lau cửa kính, nấu ăn…chồng nên xung phong làm giúp vợ để vun đắp tình cảm cũng như tránh các nguy cơ gây hại cho con trong bụng nhé!

7. Âu yếm bụng bầu

Từ tuần thứ 26 của thai kỳ, con đã bắt đầu hoàn thiện thính giác và có thể nghe được các âm thanh từ bên ngoài. Nghiên cứu cho thấy, bố thường xuyên trò chuyện cùng con sẽ kích thích thai nhi phát triển nhanh, sinh ra hoạt bát, vui tươi. Chính vì vậy, các ông bố hãy nhớ âu yếm bụng bầu và trò chuyện với em bé thường xuyên nhé!

Để tạo sự gần gũi khi trò chuyện, bạn có thể gọi bé bằng những biệt danh dễ thương chẳng hạn như: “cục cưng”, “cún con của bố”, “bé yêu”, “con yêu”… Điều này sẽ giúp vun đắp tình phụ tử ngay từ khi em bé còn ở trong bụng mẹ.

Ảnh minh họa

Theo WTT